Là phương pháp dùng kim nhỏ chọc qua da vào khối u dưới da khác
(u tuyến giáp, u phần mềm, hạch, vú…) để lấy bệnh phẩm làm xét
nghiệm tế bào học, nhằm xác định bản chất khối u (lành tính hay
ác tính), trước khi bác sĩ quyết định phác đồ điều trị khối u của
bệnh nhân.
Hầu hết chọc hút tế bào FNA không gây bất kỳ vấn đề gì. Thông
thường, có thể cảm thấy hơi đau trong một vài ngày sau khi được thực
hiện thủ thuật này. Có thể bị bầm tím tại nơi kim đâm vào. Biến chứng
hiếm gặp nhưng có thể bao gồm: Chảy máu, nhiễm trùng, các biến
chứng đặc biệt khác liên quan đến vị trí đâm kim.
Vậy khi nào cần chọ hút tế bào FNA?
Kỹ thuật này được chỉ định khi chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến giáp, áp dụng với bệnh nhân:
Hạt giáp có thể được sờ thấy thông qua thăm khám.
Hạt giáp có kích thước từ 1cm trở lên được phát hiện qua siêu âm.
Nếu hạt giáp có kích thước dưới 1cm phát hiện qua siêu âm thì chỉ làm FNA khi có các đặc điểm nghi ngờ ác tính qua hình ảnh siêu âm.
Xét nghiệm chọc hút tế bào FNA là cách hữu ích để phát hiện ung thư. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và dày dặn kinh nghiệm. Cùng với đó là những trang thiết bị hiện đại để cho ra kết quả chính xác nhất.
Thật tuyệt khi đây là kỹ thuật thường quy tại bệnh viện ĐKKV Tây Bắc Nghệ An và
ĐƯỢC BẢO HIỂM CHI TRẢ
ĐT tư vấn: 0866 635 868
Bs Cao Hải (Khoa Xét nghiệm) trực tiếp thực hiện kỹ thuật.
Bài viết liên quan: