Tập thể khoa Gây mê – Hồi sức
- Giới thiệu chung:
Khoa Phẫu thuật Gây mê – Hồi sức được thành lập vào tháng 10/2002. Từ ngày đầu thành lập với số cán bộ nhân viên còn ít, trình độ chưa cao nhưng tập thể khoa luôn không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Đến nay, khoa đã có sự phát triển mạnh về quy mô, số lượng và chất lượng, đã có nhiều nhân viên đạt trình độ đại học và sau đại học. Trên tiêu chí an toàn, hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi bằng những phương pháp vô cảm, sử dụng thuốc và phương tiện hiện đại, quy trình kỹ thuật được cập nhật thường xuyên.
- Chức năng nhiệm vụ.
Khoa Phẫu thuật Gây mê- Hồi sức là khoa lâm sàng có chức năng thực hiện công tác phẫu thuật, GMHS trước, trong và sau PT, thực hiện 1 số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật được quy định.
+ Gây mê cho tất cả các loại phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp, mổ phiên hàng ngày và mổ cấp cứu tất cả chuyên khoa như: Ngoại, Sản, TMH, RHM, Mắt, Phẫu thuật nội soi các loại …
+ Điều trị, Hồi sức, hồi tỉnh bệnh nhân tại phòng hồi tỉnh sau phẫu thuật.
+ Phối hợp hỗ trợ cấp cứu và hồi sức cho bệnh nhân trong viện khi cần thiết.
+ Đào tạo chuyên khoa về Gây mê – Hồi sức và phụ dụng cụ cho các bệnh viện tuyến dưới.
III. Tổ chức nhân sự.
Khoa PT GMHS có tổng số 17 nhân viên trong đó:
– Trưởng khoa: BS CKI Lô Văn Minh
– Phó khoa: BS CKI Trần Ngọc Tuấn.
– Điều dưỡng trưởng: Nguyễn Thị Hoa
– 2 BS Chuyên khoa định hướng GMHS
– 1 CNĐH.
– 11 ĐD và KTV.
IV Hoạt động chuyên môn:
Khoa có 5 phòng mổ, nhận bình quân 30 – 40 ca mổ mỗi ngày. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, khoa triển khai các kỹ thuật GMHS tốt nhất. Các phòng mổ được trang bị hệ thống bàn mổ, đèn mổ hiện đại, máy gây mê vòng kín, monitor đa thông số, dàn mổ nội soi, hệ thống máy tán sỏi thận và niệu quản bằng lazer, máy C_ARM, bộ phẫu thuật vi phẫu, bơm tiêm điện…
– Có đầy đủ phương tiện, dụng cụ phẫu thuật đồng bộ theo từng yêu cầu phẫu thuật và đảm bảo vô khuẩn.
– Đội ngũ khoa GMHS luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khoa luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
– Gây mê hồi sức thành công nhiều ca phẫu thuật khó như: Cắt gan, vết thương tim, chấn thương sọ não, chấn thương bụng kín….
– Cấp cứu và cứu sống nhiều ca bệnh nặng như: Shock đa chấn thương, Shock nhiễm trùng, cấp cứu cho sản phụ và trẻ sơ sinh non yếu chảy máu trong mổ lấy thai, Gây mê trên bệnh nhân cao tuổi, Gây tê cho bệnh nhân già yếu thay khớp háng…
– Thực hiện các thủ thuật vô cảm: Gây mê bằng thuốc mê bốc hơi, gây mê tĩnh mạch hoàn toàn, mê Mask thanh quản, đặt NKQ chọn lọc, đặt NKQ khó, gây tê vùng: Tê tủy sống, tê đám rối thần kinh, gây tê gốc…)
– Vô cảm các thủ thuật ngoài phòng phẫu thuật cho Nội soi dạ dày, đại tràng, trực tràng.
– Phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viên và nâng cao chất lượng vô trùng, chống nhiễm khuẩn trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.
- Định hướng phát triển
Luôn luôn củng cố công tác chuyên môn kỹ thuật trong khoa phòng: xây dựng các quy trình kỹ thuật, các phác đồ, bảng kiểm an toàn phẫu thuật trong gây mê hồi sức
– Tăng cường đào tạo cho bác sỹ, KTV, điều dưỡng trong khoa để có nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn đáp ứng công việc của khoa.
– Tiếp tục triển khai thêm 1 số kỹ thuật chuyên khoa sâu chưa được ứng dụng phổ biến tại khoa như: Đo huyết áp xâm lấn, đặt NKQ khó, tê vùng qua siêu âm, giảm đau sau phẫu thuật…
– Chú trọng vào lĩnh vực Gây mê- Hồi sức cho bệnh nhân nặng.
– Phát triển phòng hồi tỉnh, hồi sức bệnh nhân sau phẫu thuật.
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng- giảm đau sau mổ lấy thai
Kỹ thuật đặt Nội khí quản thường quy
Bài viết liên quan: