- I) Lịch sử hình thành và phát triển
– Khoa HSCC được tách ra từ khoa HScc tích cực chống độc từ tháng 5 năm 2018
– Là một khoa chuyên về khám cấp cứu- phân loại người bệnh cho các khoa ngoài ra còn đảm nhận điều trị người bệnh với chỉ tiêu giường bệnh 05
– Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ
+ 5/2018 – 11/2019: Trưởng khoa là BS CKI Hà Thị Thoa
+ 11/2019- nay: Trưởng khoa là BS Đinh Toàn Thắng
- II) Chức năng nhiệm vụ
1) Tiếp nhận khám cấp cứu- điều trị mọi trường hợp bệnh nhân cấp cứu được chuyển đến bệnh viện
2) Định giá phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các kỹ thuật cấp cứu nhanh chóng khẩn trương theo mức độ ưu tiên, thực hiện đầy đủ các cận lâm sàng có giá trị phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh và chuyển người bệnh đến các khoa phù hợp với tính chất bệnh tật khi đủ điều kiện cho phép.
3) Tổ chức làm việc theo ca
4) Thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn trong bệnh viện, ngoài ra còn hỗ trợ chuyên môn cấp cứu cho các khoa phòng khác
5) Nghiên cứu khoa học
6) Đào tạo bồi dưỡng cho bác sĩ điều dưỡng trong lĩnh vực cấp cứu
7) Điều trị người bệnh lưu tại khoa
8) Thực hiện cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu
III) Cơ cấu tổ chức
– Chỉ tiêu giường bệnh điều trị nội trú: 05
– Tổng số CBNV: 19 người trong đó 4 Bác sĩ, 1 CNĐD, 12 CĐĐD, 1 CĐ NHS, 1 THCĐ
Trưởng khoa: BS Đinh Toàn Thắng
Phó Khoa: BS Lê Quang Duẩn
ĐDT: CNNHS: Phạm Thị Liên
- IV) Hoạt động chuyên môn
– Khoa HSCC thực hiện chức năng cấp cứu bao gồm các lĩnh vực: Nội , Ngoại, nhi…. Thực hiện cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện.
– Khoa HSCC có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu như giường đa năng, hệ thống oxy TT, moniter theo dõi bệnh nhân, bơm tiêm điện, bộ đặt NKQ, bộ tiểu phẫu các loại, thuốc cấp cứu theo quy định để sẵn sàng cấp cứu người bệnh trong mọi trường hợp.
– Khoa HSCC thực hiện các kỹ thuật HSCC của bệnh viện hạng II, bên cạnh đó đội cấp cứu lưu động thực hiện cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu.
– Có đề tài nghiên cứu khoa học rất thực tiễn để nâng cao chất lượng điều trị cũng như cấp cứu người bệnh một cách hiểu quả nhất.
- V) Kế hoạch phát triển trong tương lai
– Xây dựng trung tâm cấp cứu đa năng có đủ năng lực, nhân lực thực hiện mọi cấp cứu chuyển tới BV .
– Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống cấp cứu bao gồm Bác sĩ- Điều dưỡng.
– Hỗ trợ các khoa phòng phát triển hệ thống cấp cứu từ trang thiết bị đến trình độ chuyên môn đáp ứng tối đa việc cấp cứu người bệnh.
– Áp dụng nhiều kỹ thuật mới hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, cấp cứu người bệnh để phân loại bệnh nhân có tính chính xác cao.
Bài viết liên quan: